Bài 1 Địa lý 10. Môn Địa lý với định hướng nghề nghiệp (Bộ sách Kết nối trí thức với cuộc sống)
Bài học này cung cấp những hiểu biết cơ bản về địa lý như: đặc điểm, vai trò của những kiến thức địa lý trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta và những định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Điều này không có nghĩa chúng tôi yêu cầu các em phải trở thành hoặc học những ngành học liên quan đến Địa lý, nó đơn giản là sự lựa chọn, giúp các em nhận thức được rằng những hiểu biết về địa lý nói riêng và các kiến thức khoa học khác từ các môn học trong trường phổ thông giúp ích như thế nào cho các em trong hành trang chinh phục và vượt qua các thử thách tương lai của các em.
1.Đặc điểm, vai trò của môn Địa lý ở trường phổ thông
a. Đặc điểm
Trước hết, cần hiểu về khái niệm Địa lý là gì?
Địa lý được học ở tất cả các cấp học phổ thông. Theo tôi, môn Địa lý đã xuất hiện những kiến thức Địa lý đơn giản từ Mầm non, đó là những kiến thức cơ bản về các hiện tượng thời tiết đơn giản như đặc trưng thời tiết các mùa, các hiện tượng tự nhiên hàng ngày….
Ở Tiểu học và Trung học cơ sở, nội dung giáo dục Địa lý thuộc môn Lịch sử và Địa lý.
Môn Địa lý mang tính chất tổng hợp, bao gồm cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và lĩnh vực khoa học xã hội.
Môn Địa lý có liên quan với các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật….
b. Vai trò
Củng cố các kiến thức cơ bản về khoa học Địa lý, khả năng ứng dụng kiến thức địa lý trong đời sống, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông…..
Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hợp tác quốc tế, nhận thức đúng đắn và có trách nhiệm với môi trường.
Cung cấp kho tàng kiến thức phong phú, những hiểu biết về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất trên thế giới ngày càng phong phú, giúp các em hiểu hơn về quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.
Hình thành những kỹ năng, năng lực giải quyết các vấn đề của cuộc sống hàng ngày, thích ứng, trở thành công dân toàn cầu, có trách nhiệm.
Địa lý với những kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế như trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải….đã đóng góp giá trị, góp phần xây dựng nền kinh tế – xã hội phát triển và bền vững.
“Địa lý là việc tạo ra các kết nối toàn cầu, tập hợp các ngành khác nhau và kiến thức về các địa điểm, để chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các sự kiện diễn ra trong thế giới của mình để đưa ra những quyết định sáng suốt hơn”.
2. Môn Địa lý với định hướng nghề nghiệp
Như tôi đã nói, các kiến thức các em có được khi học môn Địa lý là một dạng kiến thức tổng hợp, phong phú, đã dạng có thể hỗ trợ tốt trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trong xã hội.
Vì vậy, phần này không phải nói về những nghề nghiệp liên quan Địa lý mà vấn đề là CÁC EM SỬ DỤNG KIẾN THỨC MÔN ĐỊA LÝ NHƯ THẾ NÀO CHO NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI MÀ CÁC EM MUỐN TRỞ THÀNH.
Trước hết, tất nhiên, hãy xem nếu học môn Địa lý các em có thể chọn những nhóm ngành gì?
(Xem ảnh dưới đây)
Như vậy, nếu theo đuổi đam mê về Địa lý, các em có thể làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, quản lý đất đai môi trường, nhà địa chất, nhà hải dương học, các chuyên gia khí tượng học…..
Hoặc là các nhóm ngành nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, xã hội, quản lý đô thị,….
Bạn có thể chọn để trở thành Giáo viên Địa lý hoặc tham gia các hoạt động ngành thương mại, tài chính, dịch vụ, du lịch….
3. Câu hỏi trang 6 SGK Địa lý 10 (kết nối tri thức)
Câu 1. Tại sao một trong những yêu cầu đối với hướng dân viên du lịch là phải hiểu biết về địa lý và lịch sử?
Để trả lời câu hỏi này, các bạn cần hiểu một chút về nghề hướng dẫn viên du lịch
“Hướng dẫn viên du lịch (tour guide) là những người làm việc trong ngành dịch vụ – lữ hành. Họ thực hiện việc đón tiếp, tổ chức hoạt động du lịch cho du khách bao gồm hướng dẫn, giới thiệu về những địa danh, văn hóa, con người,… nhằm giúp khách tham quan cảm nhận rõ hơn về địa điểm mà họ đặt chân đến”.
Để trở thành một hướng dẫn viên du lịch có nhiều yêu cầu về kỹ năng và kiến thức cần phải có, nhưng những kiến thức, hiểu biết vềlịch sử và địa lý là rất quan trọng và là phần kiến thức bắt buộc mà các hướng dẫn viên du lịch cần phải biết và am hiểu kỹ càng.
Đó là những thông tin về quá trình hình thành, lịch sử phát triển của quốc gia, các điểm du lịch, những đặc trưng văn hóa, những lễ hội nổi bật….của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia.
Chỉ khi làm chủ được những kiến thức này mới giúp các hướng dẫn viên du lịch có được cái nhìn hệ thống, toàn cảnh về quốc gia, địa phương….để từ đó dễ dàng trả lời những câu hỏi thắc mắc của khách du lịch.
Câu 2. Cho biết nghề nghiệp dự định trong tương lai của em. Môn Địa lý giúp ích gì cho nghề nghiệp đó?
Để trả lời câu hỏi này, đầu tiên hãy thử suy nghĩ xem bạn muốn làm gì nghề trước tiên, sau đó hãy tiếp tục phân tích những yếu tố cần thiết (bao gồm các kiến thức và kỹ năng cần có) cho nghề nghiệp đó và thử suy nghĩ xem trong các yếu tố cần có trong nghề nghiệp của bạn, những kiến thức Địa lý có ý nghĩa gì không?
Tin tôi đi, khi bạn tìm hiểu về câu hỏi này, nó cũng cho phép bạn hình thành dần định hướng nghề nghiệp tương lai của các bạn. Mặc dù, nó có thể thay đổi trong thời gian 3 năm học phổ thông hoặc thậm chí thay đổi khi bạn đang học đại học, hoặc trong tương lai khi bạn đang đi làm bạn vẫn có thể thay đổi nếu bạn nhận ra bạn có một đam mê nào khác. Nhưng trả lời câu hỏi này ngay từ lúc này giúp ích cho bạn biết rằng bạn muốn làm gì trong tương lai.
Vậy, hãy cùng xem qua một vài nghề nghiệp tôi giới thiệu trong bức ảnh này, đây là một vài nghề nghiệp phổ biến trong xãhội, tất nhiên nếu bạn có lựa chọn khác hãy nói cho tôi biết và bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
some text about author