Việt Nam có 54 dộc tộc (Danh mục các dân tộc Việt Nam dựa theo Quyết định số 421, ngày 2 tháng 3 năm 1979 của Tổng cục trưởng tổng cục Thống kê Việt Nam) cùng sinh sống, trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất là dân tộc Kinh (khoảng 85,3%), các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14,7%.
Năm 2021, dân số Việt Namlà 98,5 triệu người, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 15 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (SGK Địa lý 12)
Việt Nam có 54 dộc tộc (Danh mục các dân tộc Việt Nam dựa theo Quyết định số 421, ngày 2 tháng 3 năm 1979 của Tổng cục trưởng tổng cục Thống kê Việt Nam) cùng sinh sống, trong đó chiếm tỉ lệ lớn nhất là dân tộc Kinh (khoảng 85,3%), các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 14,7%.
Atlat Địa lý Việt Nam trang 18
Ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú, gồm 5 ngữ hệ và 8 ngôn ngữ:
– Ngữ hệ Nam Á: gồm nhóm ngôn ngữ Việt – Mường và nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me
– Ngữ hệ Hmông – Dao:
– Ngữ hệ Thái – Kađai: gồm nhóm ngôn ngữ Tày – Thái và nhóm ngôn ngữ Ka-đai
– Ngữ hệ Nam Đảo:
– Ngữ hệ Hán – Tạng: gồm nhóm ngôn ngữ Hán và nhóm ngôn ngữ Tạng – Miến
Mỗi dân tộc có những sắc thái văn hoá riêng, đồng thời giữa các dân tộc cũng có những nét tương đồng. Các dân tộc Việt Nam luôn đoàn kết, phát huy kinh nghiệm sản xuất; giữ gìn văn hóa, bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế- xã hội.
Ngữ hệ Nam Á
Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường
Dân tộc Việt (Kinh)
Số dân: 82 085 826 người (2019)
Đây là dân tộc chính, chiếm khoảng 85,3% dân số Việt Nam và được gọi chính thức là dân tộc Kinh. Người Việt có tiếng nói và chữ viết riêng.
Cư trú ở khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở đồng bằng và thành thị. Có văn hóa phong phú và độc đáo.
Dân tộc Mường
Số dân: 1 452 095 người (2019)
Người Mường tập trung chủ yếu ở tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ và miền Tây Thanh Hóa. Người Mường có tiếng nói riêng: tiếng Mường.
Hôn nhân của người Mường là tự do tìm hiểu, ưng ý thì báo về gia đình làm lễ cưới.
Lễ hội của người Mường diễn ra quanh năm: Lễ sắc bùa, lễ xuống đồng, hội cầu mưa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới.
Người Mường có di sản đặc sắc nhất là sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, truyền thuyết về Đức Thánh Tản Viên, hát Xắc bùa và nghệ thuật Cồng chiêng.
Lễ hội Văn hóa Cồng chiêng của dân tộc Mường. Ảnh: internet
Dân tộc Chứt
Số dân: 7 513 người (2019)
Địa bàn cư trú: Quê hương của người Chứt vẫn Ở Bố Trạch, Quảng Trạch. Sau này họ di tán phần lớn lên vùng núi Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Bình.
Người Chứt không biết dệt vải, vải mặc mua hoặc trao đổi với người Việt, người Lào trong vùng giáp biên.
Lễ cưới được tổ chức bên nhà gái, sau đó mới đón dâu. Lễ vật quan trọng nhất thiết phải có thịt khỉ sấy khô. Người Chứt không có tục ở rể.
Nguồn ảnh: internet
Các nghi lễ nông nghiệp thường được thực hiện như lễ xuống giống, lễ sau gieo hạt, lễ cúng hồn lúa, lễ ăn mừng được mùa.
Tín ngưỡng của người Chứt: Họ tin vào các loại ma rừng, ma suối, thổ công, ma bếp…. trong đó quan trọng nhất là ma làng.
Người Thổ
Số dân: 91 430 người (2019)
Địa bàn cư trú: Người Thổ cư trú ở các huyện: Con Cuông, Tương Dương, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kì thuộc tỉnh Nghệ An, một ít sống ở Thanh Hóa.
Người Thổ có tục “ngủ mái“. Nam nữ thanh niên được nằm tâm tình với nhau nhất là vào dịp tết, lễ hội nhưng hết sức nghiêm ngặt.
Nguồn ảnh: internet
Người Thổ thờ cúng nhiều thần. Gia đình nào cũng có bàn thờ cúng tổ tiên.
Đồng bào Thổ có vốn văn nghệ dân gian như ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cổ phong phú.
Họ vẫn còn giữ và phổ biến nhiều làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo mang đậm dấu ấn đặc trưng như Đu đu điềng điềng, Ên ên- ạc ạc, hát Thuôm, hát ghẹo, hát cuối, hát dặm, múa sạp, múa nón…
Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ Me
Dân tộc Khơ Me (Khmer)
Số dân: 1 319 652 người (2019)
Người Khơ Me (Khmer) sống tập trung ở tại các tỉnh Nam Bộ như Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long…
Dân tộc Khmer có cả một kho tàng phong phú về truyện cổ và có kiến trúc chùa tháp đặc sắc.
Đồng bào Khmer Nam Bộ có nhiều lễ hội đặc sắc nhưng phải kể đến 2 lễ lớn trong năm là Tết Chol Chnam Thmay, là Tết đón năm mới, và Lễ hội Ok-ang Bok, là Lễ cúng trăng, trong lễ có đua thuyền Ngo giữa các phum – sóc.
Nam nữ Khmer trước đây đều mặc xà rông bằng lụa tơ tằm do họ tự dệt.
Người Khmer Nam Bộ hầu hết đều theo tín ngưỡng Phật giáo, hệ phái Nam Tông
Dân tộc Bana
Số dân: 286 910 người (2019)
Người Ba Na cư trú tập trung tại các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Bình Định, Phú Yên, Đắk Lắk, Bình Thuận.
Từ xưa, hôn nhân một vợ, một chồng là nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng gia đình của người BaNa.
Hình thức luân cư sau lễ cưới rất phổ biến. Kết thúc các chu kỳ luân cư (ở bên vợ rồi ở bên chồng), đôi vợ chồng ra ở riêng.
Người Ba – na có kho tàng dân ca phong phú, phổ biến là điệu hmon và roi.
Trường ca, Truyện cổ của dân tộc Ba – na cũng là những tác phẩm dân gian cổ truyền độc đáo, có giá trị trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Người Ba-na thờ nhiều thần. Họ có nhiều nghi lễ liên quan đến nông nghiệp. Hồn lúa được coi trọng. Một bộ phận theo đạo Công giáo và Tin lành.
Dân tộc Xơ đăng
Số dân: 212 277 người (2019)
Địa bàn cư trú chính, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Kom Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Người Xơ Đăng một năm tổ chức rất nhiều lễ hội như: Lễ cúng thần nước được tổ chức đầu năm, ngoài ra còn có các Lễ mừng lúa mới trong đó Lễ đâm trâu được tổ chức long trọng nhất, đông vui nhất.
Người Xơ Đăng có nhiều làn điệu dân ca, điệu hát phổ biến là: hát đối đáp của trai gái, hát của người lớn tuổi, hát ru.
Dân tộc Hrê
Số dân: 149 460 người (2019)
Tập trung chủ yếu ở địa bàn Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Đắc Lắk, Gia Lai.
Dòng họ của người Hrê không nhiều. Trước Cách mạng, tất cả đều mang họ Ðinh. Gần đây có thêm họ Nguyễn, họ Hà và họ Phạm.
Ngoài lễ hội đâm trâu, người Hrê thích sáng tác thơ ca, ham mê ca hát và chơi các loại nhạc cụ Ka -choi và Ka – lêu, là làn điệu dân ca quen thuộc của dân tộc Hrê.
Người Hrê không theo một tôn giáo nào. Tín ngưỡng chủ yếu là thuyết “Linh vật” .
Người Hrê cũng có tục “Cà răng” nhưng đó là những hủ tục từ xa xưa, nay không còn nữa.
Dân tộc Khơ Mú
Số dân: 90 612 người (2019)
Người Khơ Mú sống chủ yếu và lâu đời nhất ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Có một số nhóm Khơ Mú sống ở Tây Thanh Hóa và Nghệ An có lẽ do chuyển cư từ nước bạn Lào láng giềng sang.
Trang phục của người Khơ Mú không có đặc trưng riêng biệt, do họ không phát triển nghề dệt.
Ngoài nông nghiệp, săn bắt hái lượm, dân tộc này còn có những nghề thủ công mang tính chất tự túc, tự cấp, đó là nghề đan lát.
Những ngày lễ tết trong năm của người Khơ Mú có Tết Nguyên đán, lễ cơm mới, được tổ chức sau mùa gặt hái.
Họ của người Khơ Mú có thể phân thành 3 nhóm sau: Nhóm họ mang tên thú gồm hổ, chồn, cầy hương. Nhóm mang tên chim gồm phượng hoàng đất, chìa vôi, cuốc, bìm bịp. Nhóm mang tên cây là guột, rau dớn, xương xỉ, tỏi…
Dân tộc Cơ ho
Số dân: 200 800 người (2019)
Địa bàn cư trú chủ yếu của người Cơ ho là tỉnh Lâm Ðồng, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận.
Với dân số không đông, nhưng cư trú không mấy tập trung, người Cơ Ho được chia thành nhiều nhóm: Cơ Ho Srê; Cơ Ho Chil; Cơ Ho Lạt; Cơ Ho Nộp; Cơ Ho Cờ Ðôn; Cơ Ho T’ring.
Người Cơ Ho viết theo hệ thống chữ La Tinh
Hàng năm, người Cơ Ho tổ chức ăn Tết khi mùa màng đã thu hoạch xong.
Trang phục truyền thống của người Cờ ho
Người Cơ Ho cấm tuyệt đối hôn nhân cùng huyết thống. Con chú, con bác, con dì không được lấy nhau, nhưng con cô, con cậu lại được kết hôn theo luật tục.
Sau khi vợ chết, người chồng có thể kết hôn với em gái vợ và ngược lại, người vợ góa có thể kết hôn với em trai của chồng, nếu đôi bên ưng thuận.
Dân tộc M’nông
Số dân: 127 334 người (2019)
Ðịa bàn cư trú: Ðắk Lắk, Lâm Ðồng và Bình Phước
Người M’Nông vẫn tồn tại niềm tin vào tín ngưỡng đa thần.
Những lễ hội như: lễ hội rượu cần, mừng lúa mới, lễ cưới hỏi, lễ trưởng thành, lễ cúng voi …mang bản sắc của một cộng đồng sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước, săn bắn, hái lượm…
Nghi lễ cắm nêu cúng lúa của người M’nông, Đăk Nông
Duy trì chế độ mẫu hệ, con mang họ mẹ, người vợ là chủ gia đình. Thích nhiều con gái, sinh sau 1 năm mới đặt tên.
Có một nghi lễ lớn được đồng bào coi trọng là lễ bỏ mả.
Dân tộc Xtiêng
Số dân: 100 752 người (2019)
Địa bàn cư trú truyền thống của người X’tiêng là Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai.
Có rất nhiều lễ cúng lớn nhỏ khác nhau trong đời sống của người Xtiêng. Trong đó, lễ hội đâm trâu là lớn nhất.
Phụ nữ Xtiêng biết dệt vải, nhưng họ hay dùng các vật dụng khác đổi lấy y phục may sẵn. Ngày nay, nam nữ Xtiêng thường mặc quần áo là sản phẩm của nền công nghiệp dệt.
Trong ngày lễ mừng lúa mới, người Xtiêng thường tổ chức đâm trâu. Khi giết một trâu, họ chỉ dựng đoạn thây cây gạo làm cột.
Sau khi thu hoạch xong, việc đầu tiên của dân làng X’tiêng là phải tổ chức Lễ cúng cơm mới.
Dân tộc Bru Vân Kiều
Số dân: 94 598 người (2019)
Người Bru – Vân Kiều tập trung tại Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đăk Lăk.
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, người Vân Kiều là một trong những dân tộc thiểu số mang họ Hồ, như là một tấm lòng nhớ ơn công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới dân tộc này và với chính cộng đồng của họ.
Nhạc cụ phổ biến là: cồng, chiêng, đàn Achung, Plư, Ta-lư, kèn Amam, Ta-ral, khèn Pi, nhị, đàn môi, trống, sáo…
Kèn A-mam nhạc cụ độc đáo của người Bru-Vân Kiều
Người Bru-Vân Kiều có nhiều lễ cúng khác nhau. Người Bru-Vân Kiều chú trọng thờ cúng tổ tiên.
Dân tộc Cơ Tu
Số dân: 74 173 người (2019)
Địa bàn cư trú: Người Cơ-tu sống lâu đời trên vùng núi Trường Sơn, tập trung tại miền núi tỉnh Quảng Nam, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Nghề thủ công của người Cơ tu có đan lát, gốm, dệt truyền thống với kĩ thuật dệt hoa văn bằng hạt chì và hạt cườm.
Già làng A Lăng Đợi – người mang văn hóa Cơ-tu xuống phố
Người Cờ Tu có những điệu hát riêng của mình. Người Cơ-tu rất nổi tiếng với các điệu múa phản ánh tinh thần thượng võ của dân tộc.
Người Cơ-tu có chế độ một vợ một chồng, nhưng có quan hệ hôn nhân một chiều giữa hai dòng họ: Nếu nhà A đã gả con gái cho nhà B thì nhà B không được gả con gái cho nhà A. Trước kia những người giàu thích tổ chức “cướp vợ”.
Ngủ Duông là một luật tục có rất lâu đời của dân tộc Cơ Tu. Nhà ngủ Duông được làm ở các nương rẫy và ở bìa rừng.
Con trai, con gái Cơ Tu bắt đầu ngủ Duông ở lứa tuổi mới lớn, khoảng chừng 12-13 tuổi. Để được ngủ Duông với cô gái, người con trai phải mang đồ lễ cho cha mẹ cô gái.
Người con trai đến ngủ Duông với người con gái chỉ được phép tâm sự và chạm vào môi hoặc “quá lắm” có thể sờ vào “bầu sữa” của cô gái, ngoài ra không làm gì khác.
Chính vì chỉ ngủ và tâm sự thôi nên người con trai có thể ngủ Duông với cô gái từ 3 – 5 đêm, và có thể ngủ Duông với nhiều người con gái. Có người con gái có khi ngủ Duông với cả trăm người nhưng cũng không có con.
some text about author