1. Kinh tuyến là gì?
1.1 Kinh tuyến là gì?
Kinh tuyến là một đường tưởng tượng thẳng đứng chạy từ Bắc Cực đến Nam Cực. Những kinh tuyến này được sử dụng để đo kinh độ địa lý của một địa điểm và xác định vị trí của nó trên trái đất.
Kinh tuyến chia T ái Đất thành hai nửa cầu Đông và Tây, có hai điểm đầu là hai cực Bắc và Nam của Trái Đất. Nó có độ dài bằng nhau và bằng một nửa chu vi Trái Đất, khoảng 20.000 km.
Kinh tuyến gốc bằng 0° , phía đối diện với kinh tuyến gốc là 180° , người ta thống nhất kinh tuyến đi qua khu vực Greenwich (GMT) ở Anh và được quốc tế thống nhất làm mốc thời gian. Mỗi múi giờ có độ rộng 15° kinh tuyến.
Có 360 kinh tuyến trên Trái Đất, được dùng để chia Trái Đất thành 24 múi giờ.
1.2. Kinh độ là gì?
Các đường kinh độ l(ines of longitude) còn được gọi là kinh tuyến (meridians).
Kinh độ thuộc một điểm chính là số độ được xác định theo khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới điểm kinh tuyến gốc.
2. Vĩ tuyến là gì?
2.1. Vĩ tuyến là gì?
Vĩ tuyến là vòng tròn nối tất cả những điểm có cùng vĩ độ với nhau. Vĩ tuyến có hướng Đông – Tây và song song với nhau.
Có 181 vĩ tuyến trên Trái Đất, trong đó có 5 vĩ tuyến đặc biệt là xích đạo, hạ chí tuyến, đông chí tuyến, vòng Bắc cực và vòng Nam cực.
2.2. Vĩ độ là gì?
Các đường vĩ độ (lines of latitude) còn được gọi là những đường vĩ tuyến (parallels)
Vĩ độ có giá trị từ 0 độ đến 90 độ, dương ở bán cầu Bắc và âm ở bán cầu Nam. Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua điểm đó tới đường xích đạo.
Vĩ độ được đánh số từ 0° đến 90° về hai phía Bắc và Nam của xích đạo. Xích đạo là vĩ tuyến gốc, có vĩ độ bằng 0°.
3. Cách xác định vị trí dựa vào kinh tuyến và vĩ tuyến
3.1. Toạ độ địa lý là gì?
Tọa độ địa lý (coordinate) của một điểm là cặp số (kinh độ, vĩ độ) thể hiện vị trí của điểm đó trên mặt trái đất.
3.2 Cách xác định tọa độ
Để xác định vị trí của một điểm trên bề mặt Trái Đất, đầu tiên ta cần nắm được vĩ tuyến và kinh tuyến là gì. Sau đó hãy xác định hai điểm là vĩ độ và kinh độ của điểm đó.
Muốn xác định vĩ độ và kinh độ của một điểm trên bản đồ, ta cần tìm một bản đồ có kẻ các đường vĩ tuyến và kinh tuyến.
Sau đó, ta xác định vị trí muốn tìm và dùng thước để kẻ hai đường thẳng vuông góc với nhau, đi qua điểm đó. Đường thẳng nằm ngang sẽ cắt một vĩ tuyến, đường thẳng nằm dọc sẽ cắt một kinh tuyến. Ta đọc số đo trên các vĩ tuyến và kinh tuyến để xác định vĩ độ và kinh độ của điểm đó.
Ngày nay, với công nghệ GPS, chúng ta có thể tìm thấy các tọa độ địa lý một cách dễ dàng với ứng dụng Google Map. Chỉ cần một cú nhấp chuột vào địa điểm bạn muốn tìm hoặc gõ địa chỉ tọa độ trên google map, bạn có thể tìm hiểu về đang tìm kiếm một cách nhanh chóng.
4. Vai trò
Kinh tuyến và vĩ tuyến là hai loại đường trên bề mặt Trái Đất, được dùng để xác định vị trí của mọi địa điểm trên thế giới. Kinh tuyến là đường nối hai địa cực, cắt thẳng góc với đường xích đạo, chỉ hướng Bắc – Nam. Vĩ tuyến là đường nối các điểm có cùng vĩ độ, chỉ hướng Đông – Tây. Trong hàng hải và hàng không, kinh tuyến và vĩ tuyến có vai trò quan trọng trong việc định hướng, đo khoảng cách, tính thời gian và xác định múi giờ.
some text about author