Petra

        Petra không phải là một thành thị. Màu sắc của nó cũng không phải là màu đỏ hoa hồng, lịch sử của nó không lâu dài bằng một nửa lịch sử nhân loại, nhưng nó vẫn có chỗ không tầm thường.

         Petra là một khu vực khảo cổ học ở phía Tây Nam Jordan, nằm trên sườn núi Hor, trong một lòng chảo nằm giữa những ngọn núi tạo nên sườn phía Đông của Arabah, một thung lũng lớn chạy từ Biển Chết đến Vịnh Aqaba.

         Thế kỷ 6 trước Công nguyên, một bộ lạc du mục tên là Nabateans khống chế khu vực khá sâu dài giữa Aqubah và Biển Chết, ở miền sông Arabegan ở Jordan. Do khống chế đường thông mậu dịch quan trọng, người Nabateans trở thành lớn mạnh và giàu có, Petra là di sản của họ.

            Năm 106, Petra thành một bộ phận của đế quốc La Mã có tất cả những kiến thức mà văn hóa Cổ La Mã thường có như quảng trường, nhà tắm công cộng, nhà hát…. Theo với sự hưng khởi của cổ thành Balmira, phương thức mậu dịch xảy ra biến hóa, Petra sa sút. Trong vài trăm năm, Petra chỉ được dân bộ lạc bản địa biết.

          Năm 1812 công nguyên, Petra được phát hiện lại. Lúc bấy giờ, một nhà thám hiểm Thụy Sĩ tên là John Bechat, có thể nói được tiếng Ả rập lưu loát, ăn mặc giống như một Muslin (Hồi giáo). Ông thuyết phục được một người hướng đạo bản địa, tỏ ý mong muốn có thể kính dâng trước mộ một con sơn dương.

        Có người đồn đại nói rằng gần ngôi mộ đó có một thành thị bị vùi lấp. Người hướng đạo ấy dẫn Bechat, dọc theo Sikh, con đường ngày nay du khách tới Petra tất phải qua – một khe nứt hẹp lún sâu trong nham thạch – đến trước một vật kiến trúc khiến người khó quên, mặt chính của nó rộng 27 mét, cao 40 mét. Tòa kiến trúc này là “Kho báu”. 

          Kho báu là bia kỷ niệm nổi tiếng của Petra. Chum ở vùng nóc mặt chính từng được cho là dùng để chứa của cải của một vị pharaon nào đó, trước đây rất nhiều du khách từng thử dùng súng bắn trúng cái chum này để lấy của cải trong đó.

Có một câu trong bài thơ của nhà thơ Anh thế kỉ 19 J.W. Bergen: “Một thành thị màu đỏ hoa hồng, lịch sử nó bằng một nửa lịch sử nhân loại”. Vài năm sau, sau khi Bergen đến tham quan nơi này, ông không thể không thừa nhận sự miêu tả trước đây là không sát đúng, Petra không phải là màu đỏ hoa hồng, nó thậm chí không thể gọi là một thành thị, lại càng giống một nghĩa địa công cộng tựa như bia kỷ niệm – nhà ở đây có thể là làm bằng đất, hiện giờ đã không còn tồn tại. Nơi đây có rất nhiều vấn đề không có cách nào giải đáp, mà không khí thần bí khiến nó càng có sức hấp dẫn.

Nguồn ảnh: internet

Tài liệu tham khảo: 

100 kỳ quan thế giới

wikipedi

 

 

 

 

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Scroll to Top